google-site-verification=tlWvQGmEsuWppMgthgt_7MRX8NGvbb3B3E8haMvZn_E
  • Nguyên nhân trẻ biếng ăn và những điều nên làm

    Nguyên nhân trẻ biếng ăn có thể là do khẩu phần ăn thiếu cân đối, ăn dặm sớm, thay đổi sinh lý, thói quen cho trẻ ăn, yếu tố tâm lý của trẻ. Những nguyên nhân này khiến trẻ trở nên chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ của trẻ.

    1. Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ
     
    Trẻ được cho ăn dặm sớm, khẩu phần ăn không hợp lý
     
    Nguyên nhân trẻ biếng ăn phổ biến thường là do nhiều bậc phụ huynh cho trẻ ăn dặm quá sớm, khẩu phần ăn chỉ lệch về 1,2 nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm chính gồm tinh bột, chất béo, protein, khoáng chất. Khẩu phần ăn không hợp lý dẫn đến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6, B12) làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn trở nên chậm chạp, thiếu chất xơ khiến trẻ dễ bị táo bón, chướng bụng, thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn.
     
    Khẩu phần ăn không hợp lý thường khiến trẻ biếng ăn
    Khẩu phần ăn không hợp lý thường khiến trẻ biếng ăn
     
    Trẻ thay đổi sinh lý hoặc bị mắc bệnh
     
    Một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn khác là sự thay đổi sinh lý của trẻ qua các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi và mọc răng. Trẻ mọc răng, bị sâu răng hoặc viêm loét khoang miệng gây đau rát, khó chịu khi ăn nên thường bỏ ăn.
    Nguyên nhân trẻ biếng ăn có thể gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, giảm tính thèm ăn. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), viêm đường hô hấp thường không có cảm giác đói, muốn ăn. Dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, D quá liều cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn.
     
     
    Thói quen của cha mẹ khi cho trẻ ăn
     
    Các món ăn không được chế biến hấp dẫn, ăn nhiều lần 1,2 món ăn cũng làm trẻ chán ăn. Bên cạnh đó, việc không cho trẻ ăn giờ giấc cố định, ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn sẽ khiến trẻ không cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính. Lượng thức ăn không hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn.
     
    Cha mẹ không nên ép ăn quá sức của trẻ
    Cha mẹ không nên ép ăn quá sức của trẻ
     
    Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý của trẻ
     
    Khi trẻ không chịu ăn, nhiều cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách la hét, đánh mắng buộc trẻ phải ăn cho hết. Trong khi lượng thức ăn là quá nhiều so với sức ăn của trẻ dẫn đến trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói...Về lâu dài sẽ gây ra tâm lý sợ hãi khi ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
     
    2. Những điều nên làm khi trẻ biếng ăn
    • Khi trẻ chưa thực sự đói, phụ huynh không cần thúc ép nhiều quá, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói. Nên chú ý “khung thời gian đói bụng” trong ngày của trẻ để cho ăn vào thời điểm đó.
    • Hãy cắt giảm số bữa ăn trong ngày của bé. Một đứa trẻ từ 2 đến 4 tuổi không thực sự cần đến 5 bữa ăn hàng ngày. Nên cho bé ăn thêm chuối hoặc miếng đu đủ giữa các bữa ăn để bé tiêu hóa tốt hơn.
    • Hạn chế tối đa các bữa ăn vặt của trẻ. Gói snack, vài cục kẹo tưởng chừng như không là gì nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn chính của trẻ
    • Cần lên thực đơn theo tuần cho trẻ thật đa dạng và hấp dẫn. Và cũng nên để cho bé tự chọn thực đơn ăn uống của mình. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên để cho bé tự xúc ăn sẽ giúp bé thấy rằng được ăn là một niềm vui, giống như đang chơi trò chơi vậy

     

    Trên đây chính là những gợi ý nhằm hạn chế những yếu tố gây ra nguyên nhân trẻ biếng ăn. Thuocbochobe tin rằng thông qua các gợi ý trên sẽ hỗ trợ cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức giúp việc cho trẻ ăn trở nên dễ dàng, thú vị hơn.

    Hãy để bé thấy rằng được ăn cũng là niềm vui, giống như chơi trò chơi
    Hãy để bé thấy rằng được ăn cũng là niềm vui, giống như chơi trò chơi
     
     
    Ngày đăng: 08-01-2020 1,106 lượt xem